Điều kiện thành lập và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu ngoại ngữ của mọi người trong xã hội, hàng loạt các trung tâm ngoại ngữ được mở ra với nhiều loại ngôn ngữ chẳng hạn: tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn,… Để được cấp phép giấy chứng nhận thành lập và hoạt động, các trung tâm ngoại ngữ này phải đảm bảo được điều kiện về ngành nghề kinh doanh có điều kiện với những nội dung chủ yếu dưới đây:
- Tên của trung tâm được ghi trên quyết định thành lập trung tâm, con dấu, biển hiệu và các giấy tờ giao dịch của trung tâm.
- Đặt tên theo quy định : Trung tâm + Tên loại hình + Tên riêng.
VD: Trung tâm Ngoại ngữ XYZ.
Giám đốc trung tâm
- Giám đốc trung tâm phải là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực quản lý, đã tốt nghiệp trình độ đại học ngoại ngữ, đã hoạt động trong ngành giáo dục ít nhất 3 năm và được cấp ra quyết định thành lập trung tâm bổ nhiệm (đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học công lập) hoặc công nhận (đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục).
- Giám đốc trung tâm ngoại ngữ, tin học là người điều hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của trung tâm. Nhiệm kỳ của giám đốc trung tâm ngoại ngữ là 5 năm.
- Đối với trung tâm ngoại ngữ tư thục, tuổi của giám đốc trung tâm khi bổ nhiệm lần đầu không quá 65 tuổi.
Điều kiện về cơ sở vật chất: số phòng học tối thiểu, có trang bị hệ thống PCCC,…
Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo;
Có khu vực cho cán bộ, giáo viên và học viên nghỉ giải lao, nghỉ giữa giờ.
Được cơ quan có thẩm quyền cho phép
- Giám đốc hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty, doanh nghiệp đứng tên trong đơn xin mở Trung tâm.
- Đơn phải có xác nhận của Uỷ ban Nhân dân phường (xã) nơi Giám đốc thường trú hoặc cơ quan quản lý người đứng tên trong đơn.
- Có ý kiến của Phòng Giáo dục Đào tạo Quận, Huyện nơi mở Trung tâm.
- Đối với tổ chức, cá nhận có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư miễn xác nhận của UBND phường ( xã).
Đề án thành lập trung tâm gồm các nội dung sau:
- Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;
- Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm;
- Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo;
- Cơ sở vật chất của trung tâm;
Nếu mặt bằng của tổ chức hoặc cá nhân người đứng tên mở Trung tâm thì photo văn bản quyền sử dụng nhà, đất hoặc xác nhận của cơ quan chủ quản.
Nếu mặt bằng thuê mướn của trường học phải do Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn trường ký hợp đồng và có ý kiến của Phòng Giáo dục Đào tạo (đối với trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ), của Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường Trung học phổ thông, trường trực thuộc Sở và các đơn vị khác ngoài ngành ).
Nếu mặt bằng thuê mướn, hợp đồng của cơ quan, công ty … phải do Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý ký hợp đồng.
Nếu mặt bằng thuê mướn, hợp đồng của tư nhân phải có công chứng Nhà nước.Nội dung Hợp đồng thuê mướn mặt bằng phải ghi rõ thời gian ít nhất từ 01 năm trở lên và nghĩa vụ nộp thuế nếu có.
- Cơ cấu tổ chức của trung tâm, giám đốc, các phó giám đốc (nếu cần), các tổ (hoặc phòng chuyên môn);
- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm.
- Lý lịch có xác nhận của Ủy ban Nhân dân phường, xã hoặc của cơ quan chủ quản.
- Bản sao văn bằng chuyên môn,văn bằng quản lý có thị thực.
- Bản sao hộ khẩu thường trú tại tỉnh/thành phố nơi đặt trung tâm hoặc đăng ký tạm trú dài hạn có thị thực (đối với người nước ngoài)
- Hồ sơ giáo viên, nhân viên kế toán :
- Lý lịch có xác nhận của Uỷ ban Nhân dân phường, xã hoặc cơ quan chủ quản.
- Văn bằng có thị thực
- Phiếu khám sức khỏe
- Hợp đồng lao động : Theo mẫu của Bộ LĐ-TBXH (giao cho người lao động 01 bản)
Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm