“Thủ Tục Ly Hôn Theo Yêu Cầu Của Một Bên: Những Điều Cần Biết”
“Thủ Tục Ly Hôn Theo Yêu Cầu Của Một Bên: Những Điều Cần Biết”
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, tình trạng ly hôn ngày càng trở nên phổ biến và có dấu hiệu tăng nhanh. Trong số đó, có rất nhiều vụ ly hôn xuất phát từ ý chí mong muốn của chỉ một bên. Một bên là vợ/chồng có mong muốn được ly hôn nhưng lại không được sự đồng thuận của bên còn lại. Trong trường hợp này, vợ/chồng có thể đưa ra yêu cầu đơn phương ly hôn. Bài viết sau sẽ phân tích các căn cứ để vợ/chồng có yêu cầu đơn phương ly hôn (Ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ/chồng hoặc yêu cầu ly hôn của cha, mẹ, người thân thích khác).
Việc đơn phương ly hôn được quy định tại Chương IV Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
Như vậy, tòa án thụ lý đơn ly hôn đơn phương nếu thuộc một trong 3 trường hợp sau đây:
Lưu ý: Theo hướng dẫn tại Mục 8 về Căn cứ ly hôn tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
a1. Về căn cứ tính trạng hôn nhân trầm trọng được hướng dẫn như sau:
a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
b. Đối với trường hợp ” vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn”. Thực tiễn cho thấy có thể xảy ra hai trường hợp như sau:
b.1. Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp này nếu Toà án tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết cho ly hôn; nếu Toà án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các yêu cầu của người vợ hoặc người chồng.
b.2. Người vợ hoặc người chồng đã bị Toà án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Sau khi bản án của Toà án tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp này Toà án giải quyết cho ly hôn.
Trên đây là căn cứ để đơn phương ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ/chồng. Mọi thắc mắc cần được tư vấn của quý khách hàng xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH NGUYỄN LÊ TRẦN VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ: 14-16 Tôn Đản, phường 13, Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0938343384 (Luật sư Binh)
Website: citylawyer.vn