Người chịu án phí chia tài sản thừa kế.

 Chồng chết không để lại di chúc. Tôi và các con không thống nhất được về việc phân chia tài sản nên mọi người trong gia đình quyết định nộp đơn đề nghị Toà án chia tài sản thừa kế theo pháp luật. Vậy, nghĩa vụ  án phí trong trường hợp này được xác định như thế nào thưa luật sư?

Công ty Luật Nguyễn Lê Trần và Cộng sự trả lời tình huống trên căn cứ vào quy định của pháp luật thông qua bài viết dưới đây:

Khoản 7 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/ UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Toà án quy định đối với vụ án liên quan đến chia tài sản chung, di sản thừa kế. Trong đó, nghĩa vụ chịu án phí Dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

“a) Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có một trong các bên yêu cầu Toà án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó, thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí Dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giái trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế. Đối với phần mà Toà bác đơn yêu cầu, thì người yêu cầu chia di tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí Dân sự sơ thẩm. Trường hợp Toà xác định được tài sản chung di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu không phải là tài sản của họ, thì đương sự phải chịu án phí Dân sự sơ thẩm không có giá ngạch;

b) Trường hợp đương sự đề nghị chia tài sản chung, chia di sản thừa kế mà cần xem xét việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba từ tài sản chung, di sản thừa kế đó thì:

Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm với phần tài sản của họ được chia sau khi trừ đi giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba; các đương sự phải chịu một phần án phí ngang nhau đối với phần tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba theo quyết định của Toà án.

Người thứ ba là bên có quyền , nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập hoặc có yêu cầu, nhưng yêu cầu đó được Toà chấp nhận, thì không phải chịu án phí đối với phần tài sản được nhận.

Người thứ ba có yêu cầu độc lập, nhưng yêu cầu đó không được Toà án chấp nhận thì phải chịu án phí Dân sự có giá trị ngạch đối với phần yêu cầu không được chấp nhận”.

*Ai có quyền miễn, giảm tiền án phí?

Tại Điều 15 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về thẩm quyền miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí cụ thể như sau:

“1. Trước khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí sơ thẩm.

2. Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí của bị đơn có yêu cầu phản tố, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án.

3. Thẩm phán được Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí phúc thẩm.

4. Trước khi mở phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét miễn, giảm án phí cho đương sự có yêu cầu.

5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí và tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm, Tòa án thông báo bằng văn bản về việc miễn, giảm hoặc không miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí. Trường hợp không miễn, giảm thì phải nêu rõ lý do.

6. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm có thẩm quyền xét miễn, giảm án phí cho đương sự có yêu cầu khi ra bản án, quyết định giải quyết nội dung vụ án.”

Trên đây là tư vấn của Luật sư thuộc Công ty Luật TNHH Nguyễn Lê Trần và Cộng sự. Mọi thắc mắc cần được tư vấn của quý khách hàng xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại, email hoặc liên hệ trực tiếp tại Công ty để được hỗ trợ.

Người viết bài: Kim Huệ.

CÔNG TY LUT TNHH NGUYN LÊ TRN VÀ CNG S

Địa ch: 14-16 Tôn Đản, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 0938 343 384 (Ls Binh)

Email: nltlawfirm@gmail.com

Web: citylawyer.vn

Lut sư hàng đầu ti ILAW:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *