Thông thường, con khai sinh sẽ mang họ bố. Tuy nhiên, pháp luật không cấm trẻ khai sinh mang họ mẹ. Vậy, thủ tục đăng ký khai sinh cho con mang họ mẹ được quy định như thế nào?
Công ty Luật TNHH Nguyễn Lê Trần cung cấp đến bạn đọc một số thông tin như sau:
1. Con mang họ mẹ được không?
Nghị Định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch thì có 02 trường hợp con khai sinh có thể mang họ mẹ.
Trường hợp 1: Do bố, mẹ thỏa thuận
Điểm a Khoản 1 Điều 4 của Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch quy định như sau:
Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán.
Như vậy, nếu bố mẹ có thỏa thuận, con có thể khai sinh theo họ của mẹ mà không bắt buộc phải theo họ của bố.
Trường hợp 2: Chưa đăng ký kết hôn/ Không xác định được bố
Căn cứ theo Điều 15 Nghị Định 123/2015/NĐ-CP chưa đăng ký kết hôn hoàn toàn có thể làm giấy khai sinh, cụ thể:
Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
- Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
2. Mẹ chưa đủ 18 tuổi có được đăng ký khai sinh cho con không?
Theo Luật Trẻ em 2016 Luật số:102/2016/QH13, Điều 13. Quyền được khai sinh và có quốc tịch.
Trẻ em có quyền được khai sinh khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.
Như vậy khai sinh là một quyền mà trẻ em sinh ra được hưởng không phân biệt được sinh ra trong hoàn cảnh điều kiện nào kể cả là mẹ của đứa trẻ chưa đủ tuổi kết hôn. Như vậy vẫn có thể làm thủ tục để đăng kí khai sinh cho trẻ.
3. Thủ tục đăng ký khai sinh cho con mang họ mẹ.
Thủ tục đăng ký khai sinh cho con theo mẹ và mang họ mẹ được tiến hành không khác thủ tục đăng ký khai sinh thông thường.
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014, người đi đăng ký khai sinh cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh cho trẻ chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Tờ khai theo mẫu;
– Giấy chứng sinh (Nếu không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;).
Bước 2: Nộp giấy tờ tại UBND cấp xã nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của mẹ.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh.
Sau khi nhận và kiểm tra các giấy tờ trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh. Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch.
Lưu ý: Người đi khai sinh cho trẻ phải xuất trình được giấy tờ tùy thân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú, chứng nhận đăng ký kết hôn của cha mẹ trẻ (nếu có).
Trường hợp khai sinh đúng hạn (trong 60 ngày, kể từ ngày sinh con) sẽ được miễn lệ phí.
Ngoài ra, thủ tục đăng ký khai sinh hiện nay còn được liên thông với đăng ký thường trú/tạm trú và làm bảo hiểm y tế cho trẻ.
Trên đây là tư vấn của Luật sư thuộc Công ty Luật TNHH Nguyễn Lê Trần và Cộng sự. Mọi thắc mắc cần được tư vấn của quý khách hàng xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại, email hoặc liên hệ trực tiếp tại Công ty để được hỗ trợ.
Người viết bài: Kim Huệ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGUYỄN LÊ TRẦN VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ: 14-16 Tôn Đản, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0938343384 (Ls Binh).
Email: nltlawfirm@gmail.com
Web: citylawyer.vn
Luật sư hàng đầu tại ILAW:
a