Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hiện nay hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội diễn ra phổ biến gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. Pháp luật nghiêm minh và có chế tài rõ ràng cho loại tội phạm này.

 Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 09/2011/TTLT- BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC “Tài sản do người khác phạm tội mà có” là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).

Cha chp hoc tiêu th tài sn do người khác phm ti mà có là một trong những tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng. Hành vi phạm tội được mô tả trong điều luật bao gồm hành vi “chứa chấp” và hành vi “tiêu thụ”.

+ Cha chp tài sn th hin như: Cất giữ, che giấu, bảo quản hoặc cho để nhờ, cho thuê địa điểm để cất giữ, che giấu, bảo quản tài sản. Hành vi này không làm chuyển quyền sở hữu tài sản, bản chất đây là hành vi che giấu tài sản do người khác phạm pháp mà có. Nếu hành vi này được hứa hẹn thực hiện trước khi người khác thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, trong thời điểm hành vi chiếm đoạt tài sản chưa thực hiện xong thì sẽ được xác định là đồng phạm đối với hành vi chiếm đoạt tài sản chứ không phải là hành vi chứa chấp. Chứa chấp là hành vi xảy ra sau khi hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác đã hoàn thành.

+ Tiêu thụ tài sản thể hiện ở các hành vi như: Mua, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, cho, tặng, nhận tài sản. Hành vi này nguy hiểm hơn hành vi chứa chấp tài sản. Hành vi này chính là động cơ cho những đối tượng quyết tâm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, có đối tượng tiêu thụ thì sẽ thúc đẩy ý chí chiếm đoạt tài sản của người khác.

Hình phạt nào cho hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có?

Tuỳ theo mức độ và diễn biến vụ án mà có những khung hình phạt được áp dụng.

1.Xử phạt hành chính:

Căn cứ khoản 2, Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính đối với hành vi tiêu thụ tài sản người khác phạm tội mà có như sau:

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;

b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

d)Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Do đó, người tiêu thụ tài sản người khác phạm tội mà có sẽ bị phạt hành chính từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, người tiêu thụ tài sản người khác phạm tội mà có còn phải chịu các hình phạt bổ sung và khắc phục hậu quả theo quy định.

2. Xử phạt hình sự.

Hành vi tiêu thụ tài sản người khác phạm tội mà có các yếu tố cấu thành tội phạm như sau:

Ch th: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự

Mặt khách quan: Hành vi không hứa hẹn trước mà chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản mà mình biết rõ là do người khác phạm tội mà có. Trong đó “chứa chấp tài sản” là hành vi cất giữ, che giấu, bảo quản tài sản, cho để nhờ, cho thuê địa điểm để che giấu, cất giấu, bảo quản tài sản đó ở bất kỳ nơi nào mà người phạm tội có thể chi phối, kiểm soát được “Tiêu thụ tài sản” là hành vi mua bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho tặng, nhận tài sản hoặc giúp cho việc thực hiện các hành vi đó”.

Mặt khách thể:Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” không chỉ xâm phạm đến trật tự công cộng, trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà còn xâm phạm đến hoạt động của cơ quan tư pháp trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội hoặc tài sản có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội.

V mt ch quan: Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, họ nhận thức rõ tài sản do người khác phạm tội mà có mà vẫn thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản này và không hứa hẹn, thỏa thuận trước với người phạm tội. Nếu đã hứa hẹn, thỏa thuận trước với nhau về việc chứa chấp, tiêu thụ tài sản hoặc tuy không có hứa hẹn, thỏa thuận trước với nhau nhưng trước đó người này đã từng chứa chấp, tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có thì vẫn coi là đồng phạm đối với hành vi chiếm đoạt tài sản với vai trò giúp sức chứ không phải là hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ.

Căn cứ Điều 323 BLHS 2015 quy định hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

 Khung 1

 Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

 Khung 4

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể, ngưòi phạm tội còn có thể có hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trên đây là tư vấn của Luật sư thuộc Công ty Luật TNHH Nguyễn Lê Trần và Cộng sự. Mọi thắc mắc cần được tư vấn của quý khách hàng xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại, email hoặc liên hệ trực tiếp tại Công ty để được hỗ trợ.

Người viết bài: Kim Hu.

CÔNG TY LUT TNHH NGUYN LÊ TRN VÀ CNG S

Địa ch: 14-16 Tôn Đản, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 0938343384 (Ls Binh).

Email: nltlawfirm@gmail.com

Web: citylawyer.vn

Lut sư hàng đầu ti ILAW:

http://i-law.vn/luat-su/nguyen-duy-binh-301?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *