Vợ mất không để lại di chúc, chồng muốn bán nhà nhưng con trai không đồng ý thì ngôi nhà đó có bán được hay không?

Hỏi: Ngôi nhà hiện tại của gia đình tôi đang ở do cả Bố và Mẹ tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân và cả hai người đều đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất. Nay, Mẹ tôi đã mất (không để lại di chúc), Bố tôi có thể bán được nhà khi chưa có sự đồng ý của tôi và em gái tôi không?

Cùng Công ty Luật Nguyễn Lê Trần và Cộng sự trả lời câu hỏi trên:

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, những trường hợp chấm dứt quan hệ hôn nhân như ly hôn hoặc một bên vợ hoặc chồng chết thì phần tài sản chung sẽ được chia đôi. Đối với trường hợp vợ chết thì tài sản chung sẽ được chia đôi, trong đó một nửa tài sản sẽ thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của chồng phần tài sản còn lại thuộc về quyền sử dụng, quyền sở hữu của vợ. Theo chia sẻ của bạn thì mẹ bạn mất không để lại di chúc thì sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Tại Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 về thừa kế theo pháp luật có quy định như sau:

  1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Và Khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 cũng nêu rõ:

      2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Do đó, hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn là Ông bà Ngoại của bạn, (nếu như Ông Bà  Ngoại mất trước mẹ của bạn thì không có quyền thừa kế), bố và em gái của bạn.

Từ những quy định trên, có đủ căn cứ cho rằng bạn và em gái của bạn có quyền đối với căn nhà đó. Nếu như Bố bạn có ý định chuyển nhượng ngôi nhà trên cho người khác thì cần sự đồng ý của cả Ông Bà Ngoại của bạn, bạn và em gái.

Lưu ý rằng, trừ trường hợp đối với người không được quyền hưởng di sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015.

  1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Trên đây là tư vấn của Luật sư thuộc Công ty Luật TNHH Nguyễn Lê Trần và Cộng sự. Mọi thắc mắc cần được tư vấn của quý khách hàng xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại, email hoặc liên hệ trực tiếp tại Công ty để được hỗ trợ.

Người viết bài: Kim Huệ.

CÔNG TY LUT TNHH NGUYN LÊ TRN VÀ CNG S

Địa ch: 14-16 Tôn Đản, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 0938343384 (Ls Binh).

Email: nltlawfirm@gmail.com

Web: citylawyer.vn

Lut sư hàng đầu ti ILAW:

http://i-law.vn/luat-su/nguyen-duy-binh-301?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *