Tôi năm nay 60 tuổi, tôi muốn lập di chúc để lại cho con trai của tôi thừa kế ngôi nhà hiện tại tôi đang ở, tôi muốn yêu cầu người con trai không được bán, chuyển nhượng ngôi nhà trên. Vậy, nếu sau khi tôi mất con trai tôi sang tên, bán nhà thì có vi phạm pháp luật hay không?
Luật sư công ty Luật TNHH Nguyễn Lê Trần và Cộng sự trả lời vấn đề trên như sau:
Vấn đề này có hai trường hợp xảy ra như sau:
Trường hợp thứ nhất:
Nếu ông muốn nhà đất để lại được dùng vào việc thờ cúng, đồng thời giao cho con trai vào việc thờ cúng và được ở trên nhà, đất này thì con trai ông sẽ không được chuyển nhượng cho người khác. Trường hợp này được quy định tại Khoản 1 Điều 645 Bộ Luật Dân sự năm 2015.
- Trường hợp người để lại di chúc để lại một phần di sản vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người để lại thừa kế thì những người thừa kế đó có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
Như vậy, nếu ông muốn sau khi mình mất người con trai không được chuyển nhượng nhà, đất này thì trong di chúc cần nêu rõ nhà, đất để lại sẽ được dùng vào việc thờ cúng và giao nhà, đất này cho con trai mình quản lý.
Trường hợp thứ hai.
Nếu ông muốn viết di chúc với nội dung là sau khi chết sẽ cho con trai thừa kế nhà, đất của mình với điều kiện không được chuyển nhượng nhà, đất này cho người khác thì về nguyên tắc, con trai của ông sẽ không được chuyển nhượng. Tại Khoản 4 Điều 626 Bộ Luật Dân sự năm 2015 có quy định rõ:
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
Tuy nhiên Ông cần lưu ý rằng, trên thực tế thì rất khó kiểm soát việc con trai ông có thực hiện theo đúng ý nguyện của ông hay không. Bởi lẽ, sau khi ông chết thì con trai ông có quyền làm thủ tục theo quy định của pháp luật để đăng ký sang tên quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở được nhận theo di chúc. Khi đã trở thành chủ sở hữu khối tài sản được thừa kế, con trai có quyền của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt) nên việc bán hay không bán khối tài sản này tuỳthuộc vào con trai của ông. Mặt khác, các cơ quan thực hiện việc sang tên cũng không ghi nhận điều kiện chuyển nhượng trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận). Do đó, việc con trai ông được thừa kế nhà, đất nhưng không được chuyển nhượng cho người khác là việc khó thực hiện được trên thực tế.
Trên đây là tư vấn của Luật sư thuộc Công ty Luật TNHH Nguyễn Lê Trần và Cộng sự. Mọi thắc mắc cần được tư vấn của quý khách hàng xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại, email hoặc liên hệ trực tiếp tại Công ty để được hỗ trợ.
Người viết bài: Kim Huệ.
CÔNG TY LUẬT TNHH NGUYỄN LÊ TRẦN VÀ CỘNG SỰ
Địa chỉ: 14-16 Tôn Đản, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0938343384 (Ls Binh).
Email: nltlawfirm@gmail.com
Web: citylawyer.vn
Luật sư hàng đầu tại ILAW: