Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.

Anh trai tôi có vay số tiền 200 triệu của một người cho vay nóng gần nhà, do làm ăn khó khăn không có khả năng chi trả nên anh tôi đã bỏ nhà đi vào Nam. Chiều 11/12/2022, tôi đang ngồi trong nhà thì bị nhóm chủ nợ của anh tôi xông vào, trói tôi lại bằng băng keo và bắt nhốt tôi vào một căn nhà hoang yêu cầu anh tôi phải trả nợ. Vậy, sau sự việc này nhóm chủ nợ sẽ bị xử lý như thế nào theo pháp luật thưa Luật sư?

Luật sư Công ty Luật TNHH Nguyễn Lê Trần và Cộng sự trả lời vấn đề trên như sau:

Hành vi trên của nhóm chủ nợ có dấu hiệu phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được quy định tại Điều 157 của Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017.

  1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

     3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;

b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.”.

Như vậy tuỳ thuộc vào mức độ cũng như hậu quả mà hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật như đã nêu trên của nhóm đối tượng chủ nợ có thể chịu mức hình phạt cao nhất lên đến 12 năm tù.

 Ngoài ra, chủ nợ còn đối diện với hình phạt nếu phạm vào tội “Cho vay nặng lãi trong giao dịch Dân sự” tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

  1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là tư vấn của Luật sư thuộc Công ty Luật TNHH Nguyễn Lê Trần và Cộng sự. Mọi thắc mắc cần được tư vấn của quý khách hàng xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại, email hoặc liên hệ trực tiếp tại Công ty để được hỗ trợ.

Người viết bài: Kim Huệ.

CÔNG TY LUẬT TNHH NGUYỄN LÊ TRẦN VÀ CỘNG SỰ

Địa ch: 14-16 Tôn Đản, Phường 13, Qun 4, Thành ph H Chí Minh.

Hotline: 0938343384 (Ls Binh).

Email: nltlawfirm@gmail.com

Web: citylawyer.vn

Lut sư hàng đầu ti ILAW:

http://i-law.vn/luat-su/nguyen-duy-binh-301?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *