THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

Căn cứ theo quy định tại Điều 614 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”, từ quy định trên có thể hiểu kể từ thời điểm người có tài sản chết thì những người thừa kế có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, những người thừa kế phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản tại tổ chức công chứng theo quy định. Và câu hỏi đặt ra là “Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế như thế nào?  Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế ra sao?”. Công ty Luật Nguyễn Lê Trần và Cộng sự xin tư vấn như sau:

Căn cứ vào quy định Bộ luật Dân sự 2015, Luật Công chứng 2014, thủ tục khai nhận di sản được tiến hành như sau:

  1. Hồ sơ khai nhận di sản

– Giấy tờ về di sản thừa kế ví dụ như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

– Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;

– Giấy tờ tùy thân của người khai nhận di sản thừa kế bao gồm: Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu, Giấy khai sinh ;

– Một bản Sơ yếu lý lịch của một trong những người khai nhận di sản thừa kế (đã có xác nhận của UBND phường, xã hoặc cơ quan có thẩm quyền).

– Di chúc hợp pháp (nếu có).

– Giấy uỷ quyền, văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (nếu có).

* Lưu ý:

– Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì cần có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

– Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

  1. Trình tự, thủ tục khai nhận di sản

Sau khi hoàn thành bước chuẩn bị hồ sơ khai nhận di sản, người khai nhận cần đến tổ chức công chứng để nộp hồ sơ cho Công chứng viên.

Khi nhận được hồ sơ của người khai nhận di sản, công chứng viên kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản;

Việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Tùy vào quy định thì việc niêm yết này có thể thực hiện tại  trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản, nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó, tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.

Sau thời gian niêm yết, nếu không có khiếu nại, khiếu kiện nào (đã có xác nhận của UBND phường, xã) thì Công chứng viên lập Văn bản Khai nhận di sản thừa kế.

Những người khai nhận di sản thừa kế đọc Văn bản, khi đồng ý với nội dung thì ký vào văn bản trước mặt Công chứng viên;

Công chứng viên ký công chứng Văn bản; 

Người yêu cầu công chứng nộp lệ phí và đóng dấu của Phòng Công chứng.

Sau khi thực hiện xong thủ tục khai nhận di sản tại tổ chức công chứng, bạn có thể thực hiện đăng kí sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất hoặc đăng kí sang tên đối với những tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH Nguyễn Lê Trần và Cộng sự. Mọi thắc mắc cần được tư vấn của quý khách hàng xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại, email hoặc liên hệ trực tiếp tại Công ty để được hỗ trợ.

CÔNG TY LUẬT TNHH NGUYỄN LÊ TRẦN VÀ CỘNG SỰ

Địa chỉ: 14-16 Tôn Đản, Phường 13, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 0938343384 (Ls Binh) – 0938132982 (Ls Quyền) – 0977761893 (Ls Huy)

Email: nltlawfirm@gmail.com

Luật sư hàng đầu tại ILAW:

http://i-law.vn/luat-su/nguyen-duy-binh-301?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *